Cẩm nang du lịch đảo Lý Sơn từ A đến Z

Đảo Lý Sơn một huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi nằm cách bờ khoảng 30km, với diện tích gần 10km2 và dân số hơn 20.000 người. Nơi đây ẩn chứa một vẻ đẹp mênh mang huyền diệu chẳng thua kém gì thiên đường Maldives.  Đây là điểm đến tuyệt vời mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch Quảng Ngãi.

Những năm gần đây, du lịch Lý Sơn càng trở nên nóng dần, và theo dự đoán sẽ trở thành xu hướng du lịch cho mùa hè năm nay. Nếu bạn đang có ý định lên kế hoạch cho chuyến đi của mình trong thời gian tới. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kinh nghiệm vô cùng hữu ích.

Ly-Son

  1. Thời gian:

Du khách đến Lý Sơn thích hợp nhất là vào 3 thời điểm sau:

Mùa hè, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 thời tiết khá đẹp và có nắng, phù hợp cho việc đi biển.

Mùa tỏi Lý Sơn bắt đầu được trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12

Lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18-19-20 tháng 3 (âm lịch)

dao ly son

  1. Phương tiện di chuyển đến Lý Sơn

Máy bay

Sân bay gần nhất để có thể di chuyển ra cảng Sa Kỳ (nơi có tàu cao tốc đi Lý Sơn) là sân bay Chu Lai của Quảng Nam, mỗi tuần từ Hà Nội có 3 chuyến bay tới Chu Lai với giá vé khứ hồi khoảng 3 triệu đồng, từ Sài Gòn với giá vé khứ hồi khoảng 3,5 triệu đồng. Nếu đi bằng máy bay các bạn nên thuê một chuyến xe để đi bởi khoảng cách từ sân bay Chu Lai đến cảng Sa Kỳ vào quãng 50km.

Ô tô khách

Từ Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều hãng xe chất lượng cao đến Quảng Ngãi, các bạn có thể liên hệ các nhà xe để đặt vé trước (từ 2 – 5 ngày tùy vào thời điểm chuyến đi của bạn, vào những dịp nghỉ lễ thì cần đặt sớm nếu không sẽ không có vé). Xe khách giường nằm đi Quảng Ngãi từ Hà Nội và Sài Gòn, bạn có thể liên hệ The Sinh Tourist, Camel hoặc Hoàng Long.

Tàu hỏa

Trung bình mỗi ngày có 5 chuyến tàu Bắc Nam từ Hà Nội đi Tp.HCM và dừng chân tại Quảng Ngãi. Vì thế bạn có thể chọn cách di chuyển bằng tàu hỏa giá cả cũng hợp lý mà an toàn. Giá vé tàu bao gồm cả khứ hồi từ Tp.HCM đi đến Quảng Ngãi khoảng 1,3 triệu đồng (cho ghế cứng không điều hòa – tùy thuộc vào thời gian mua vé và mác tàu).

Một số tàu đi Quảng Ngãi như sau:

– Tàu SE1 & SE2 (Hà Nội 19h00 đến Quảng Ngãi 13h23) – (Sài Gòn 19h00 đến Quảng Ngãi 9h03).

– Tàu SE3 & SE4 (Hà Nội 23h00 đến Quảng Ngãi 15h23) – (Sài Gòn 23h00 đến Quảng Ngãi 11h41).

– Tàu SE5 & SE6 (Hà Nội 9h00 đến Quảng Ngãi 4h00) – (Sài Gòn 9h00 đến Quảng Ngãi 23h32)

– Tàu SE7 & SE8 (Hà Nội 6h15 đến Quảng Ngãi 0h36) – (Sài Gòn 6h25 đến Quảng Ngãi 20h22).

– Tàu TN1 & TN2 (Hà Nội 13h15 đến Quảng Ngãi 10h28 – (Sài Gòn 13h15 đến Quảng Ngãi 4h57).

phuong tien ra dao ly son

Di chuyển ra đảo Lý Sơn

Sau khi đến thành phố Quảng Ngãi bạn có thể thuê taxi đến cảng Sa Kỳ khoảng 20km (giá khoảng 330 ngàn đồng). Hoặc để tiết kiệm hơn bạn có thể chọn di chuyển bằng xe buýt với tuyến số 03 từ bến xe Quảng Ngãi – cảng Sa Kỳ. Nhưng cần lưu ý nếu di chuyển bằng xe buýt bạn cần đi trước 5 giờ sáng, vì nếu đi muộn sẽ không kịp giờ lên tàu ra đảo Lý Sơn (thời gian di chuyển của xe buýt tới cảng Sa Kỳ là 1 giờ đồng hồ).

 

Di chuyển ra đảo bằng tàu tốc hành

Hiện nay, đã có điểm bán vé tàu ra đảo Lý Sơn ở ngay trung tâm thành phố Quảng Ngãi tại số 379 đường Nguyễn Nghiêm – thời gian bán vé là 13h30 – 15h30.

Mỗi ngày từ cảng Sa Kỳ tới Lý Sơn có duy nhất một chuyến tàu cao tốc ra vào đảo. Thời gian tàu rời cảng là từ 7h30 – 8h00 sáng. Phòng vé mở bán lúc 6h30 sáng, mỗi người được mua tối đa 2 vé, người mua sẽ phải khai báo họ tên, năm sinh, địa chỉ và số CMND. 

Với khách đoàn có thể đăng ký danh sách với các thông tin đầy đủ như trên kèm số điện thoại trường đoàn sau đó fax danh sách về cho ban quản lý cảng chậm nhất trước 15h30 trước khi ra đảo một ngày.

Bạn cũng có thể mua vé trước đó 1 ngày vào lúc 9h – 11h và 13h30 – 15h30. Trong trường hợp nếu bạn không lên tàu kịp cần thông báo cho ban quản lý trước 2 giờ tàu rời cảng sẽ được hoàn 80% tiền vé hoặc di chuyển bằng chuyến kế tiếp với giá phụ thêm là 20%. Giá vé ra đảo dao động trong khoảng 230 ngàn đồng (giá này phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau).

Cánh đồng tỏi xanh mướt trên đảo Lý Sơn

Ngoài tàu tốc hành bạn có thể di chuyển bằng tàu vận tải – tàu gỗ thời gian xuất cảng là 8h00 và đến đảo là 11h00. Tàu từ đảo Lớn sang đảo Bé khởi hành từ 8h – 14h30 hàng ngày.

Để tham quan đảo bạn có thể thuê xe máy giá khoảng 150 ngàn/ngày. Chỉ cần một ngày là bạn có thể tham quan hết các điểm trên đảo Lý Sơn.

  1. Khách sạn, nhà nghỉ ở Lý Sơn?

Khách sạn ở Quảng Ngãi có đầy đủ từ bình dân nhà trọ, đến 3 sao hay 4 sao.

Ở cảng Sa Kỳ có nhà trọ Hương Biển để mọi người nghỉ đêm chờ tàu. Giá khoảng 50.000 -60.000VND/1 người.

Nhà trọ Hương Biển ở cảng Sa Kỳ: 0164.5296803. Vợ chồng bà chủ tên Lương – Lan. Giá khoảng 50.000 đồng/người/đêm.

Nhà trọ Phương Đông giá khoảng 100.000 -120.000VND/1 người.

Nếu muốn ở Khách sạn đầy đủ tiện nghi và khang trang thì bạn thuê xe đến khu bãi biển Mỹ Khê, cách cảng khoảng 7m. Giá khoảng 250.000 -450.000VND/1 đêm.

Khi ra đảo Lý Sơn nếu muốn ở tiết kiệm bạn có thể chọn Đại Dương, Bình Yên..ngay cầu cảng, nếu ở trung bình bạn chọn nhà nghỉ Hoa Biển, Viễn Đông, Thành Phát, Mỹ Phụng…

– Nhà Hàng, nhà nghỉ Hoa Biển : 055.3867522, 0983867522. Giá khoảng 250.000 đồng/phòng đôi, 200.000 đồng/phòng đơn. Nhà nghỉ này thuận tiện, có xe đưa đón, thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt có hai cây bàng vuông ở khuôn viên sân hoa nở quanh năm rất đẹp.

– Khách sạn Lý Sơn (055.3867888). Giá: không điện, không điều hòa: 250.000 đồng/phòng, có điện, điều hòa những lúc cao điểm thì 450.000 đồng/phòng.

– Nhà hàng, nhà nghỉ Viễn Đông: 0977405507 (chú Thanh) – 0166.7537.351 (cô Lệ)

– Nhà nghỉ, cafe Đại Dương: 0977205818 gặp Minh Khánh.

– Ngoài ra còn có một số nhà nghỉ mới xây như Thành Phát, Mỹ Phụng (0934782324) phía Đông đảo gần Hoa Biển; Thành Lợi gần cầu cảng; Song Bình gần núi Thới lới nhưng không khuyến khích vào Song Bình nếu là đi vợ chồng và là những người nghiêm túc.

– Nhà nghỉ Minh Vy đảo bé: 01658768790, 01688313631 (chị Đảnh). Giá phòng đơn khoảng 200.000 đồng, phòng đôi 250.000 đồng. Có thể phục vụ điện máy nổ cả ngày đêm nhưng giá vô cùng đắt. 

  1. Các điểm du lịch trên đảo Lý Sơn

Âm Linh Tự

Được xây dựng trên một giồng đất cao, thoáng đãng nằm ở phía Tây xã An Vĩnh – Lý Sơn. Mặt tiền Âm Linh Tự nhìn ra hướng nam, trước sân có đài tưởng niệm các chiến sĩ. Đây là nơi thờ cúng các vong hồn, những người vô gia cư, không họ hàng thân thích. Từ năm 2010 đến nơi đây còn dùng để thờ cúng các vị tiền hiền và các tử sĩ Hoàng Sa, Bắc Hải.

Âm Linh Tự

Cổng Tò Vò

Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào Lý Sơn, rẽ trái men theo con đường nhỏ là bạn đến chùa Đục ở đó sẽ xuất hiện một mỏm đá nhỏ nằm sát bờ biển đây được gọi là cổng Tò Vò. Đây là điểm thăm quan hấp dẫn dành cho các bạn ưa thích chụp ảnh, bạn có thể tới đây vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn chiều muộn để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời của thiên nhiên kỳ thú nơi đây.

Cổng Tò Vò

Chùa Đục và Quan Âm Đài

Nằm giữa chừng núi giếng Tiền du khách vượt qua 100 bậc thang, men theo sườn núi sẽ tới được chùa Đục. Tọa lạc trong danh thắng chùa Đục là tượng Quan Âm Đài với chiều cao 27m. Từ chùa Đục bạn có thể ngắm nhìn cảnh biển xa xa đẹp như một bức tranh.

Đình An Vĩnh

Đình An Vĩnh được xây dựng ở thế kỷ thứ XVIII, ban đầu đình được làm bằng tranh và cột tre, gỗ và cây bàng. Đến đời vua Khải Định thứ 5 tức nằm 1920 đình được xây dựng lại theo kiến trúc hình chữ tam gồm đình thượng, đình trung và đình hạ. Năm 2009 nhà nước đầu tư để trung tu lại đình theo kiến trúc cũ nhưng không còn giữ được dấu tích của đội Hoàng Sa trước đây. Hàng năm nơi đây được chọn để làm lễ cầu vong cho những người lính Trường Sa đã bỏ mình trên biển.

Đài tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa

Toạ lạc ngay trung tâm huyện đảo Lý Sơn, cụm tượng đài và nhà lưu niệm Hoàng Sa và Bắc Hải đứng hiên ngang trước sóng biển và nắng gió là biểu tượng khẳng địnhh chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Đài tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa

Đình Lý Hải

Đình được xây dựng năm 1820 thuộc xã Lý Hải, huyện đảo Lý Sơn, theo lối kiến trúc nhà Nguyễn thể hiện qua những nét chạm trổ, điêu khắc độc đáo ở am thờ, kèo, cột đình và cửa đình… cùng với thời gian thì đình cũng bị xuống cấp. Tuy nhiên đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng lại những kiến trúc độc đáo từ thời nhà Nguyễn.

Chùa Hang

Chùa Hang hay Thiên Khổng Thạch Tự (tức là chùa đá trời sinh) thuộc xã An Hải – Lý Sơn, chùa được xây dựng dưới thời vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành là người khai hoang vùng đất An Hải lập nên. Sở dĩ nó được gọi là chùa hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn ở dãy núi Thới Lới. Hang có màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20m.

Từ sân chùa trước cửa hang bạn có thể phóng tầm mắt ra biển. Giữa sân có một hồ sen và tượng phật lớn. Hang dài 2,4m, trần cao 3,2 m, có diện tích là 480m2. Trong hang thờ Phật Di Đà, Phật Tổ Như Lai, Phật Di Lặc nằm ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ nhũ đá tự nhiên, sau đó được gia công thành các khám thờ.chùa hang 

Đỉnh Thới Lới

Đỉnh Thới Lới là di tích còn sót lại của một núi lửa đã tắt. Đỉnh có độ cao 149m so với mặt nước biển. Trên đỉnh núi là một hồ nước ngọt, có thể tích khoảng 30.000 m3 cung cấp nước ngọt cho cả đảo Lớn và đảo Bé trên huyện đảo Lý Sơn.

Hang Câu

Hang Câu thuộc thôn Đông, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, nằm sát dưới chân núi Thới Lới. Chỉ mất khoảng 15 phút đi bộ từ núi Thới Lới là bạn đã đến được hang Câu. Khung cảnh nơi đây còn khá hoang sơ, đẹp thơ mộng và hút khách du lịch. Đây là địa điểm mà người dân trên đảo thường câu cá và có nhiều rau câu nên người ta mới đặt tên là Hang Câu. Đến đây bạn vừa ngắm cảnh, lặn ngụp để ngắm san hô. Lưu ý không nên đi chân đất nên dùng giày nhựa để tránh bị san hô làm đứt chân. ​

Cột cờ tổ quốc trên đỉnh Thới Lới

Công trình này được khởi công xây dựng năm 2013, nằm ngay trên đỉnh núi Thới Lới với chiều cao 20m hướng ra quần đảo Trường Sa. Đến đây du khách được thả tầm mắt ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên và biển xa xa. ​

Cột cờ tổ quốc trên đỉnh Thới Lới

Đảo Bé

Đảo bé hay còn gọi là đảo An Bình, mặc dù có diện tích nhỏ nhưng nơi đây lại có bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp với cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh. Được bao bọc bởi cánh cung vách đá cao với những con sóng tung bọt trắng xóa. Từ đảo Lớn bạn có thể di chuyển bằng tàu sang đảo Bé. Tàu khởi hành lúc 8h sáng và quay lại lúc 14h30 cùng ngày.

Nếu đi từ Tp.HCM với 3 triệu đồng (di chuyển bằng tàu hoặc xe khách) bạn hoàn toàn có thể thoải mái du lịch Đảo Lý Sơn từ 1-2 ngày. Và khi về bạn đừng quên mua ít tỏi Lý Sơn để làm quà nhé.

Với những gợi ý nêu trên hy vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch tới đảo Lý Sơn đầy kỷ niệm và tiết kiệm nhất.

Đảo Bé Lý Sơn

  1. Nên thưởng thức đặc sản gì khi du lịch đảo Lý Sơn?

Đến đảo Lý Sơn bạn không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên thoang sơ tuyệt đẹp, mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản tươi ngon do người dân nơi đây chế biến.

Gỏi rong biển

Một trong những đặc sản của biển đảo Lý Sơn, nếu ai từng thưởng thức qua, hẳn khó mà quên hương vị đậm đà của món gỏi rong biển nơi đây. Những cọng rong biển thân tròn, rẻ nhánh như những cành san hô, xanh trong trộn lẫn giữa những cọng rau húng quế,bên trên, rắc khéo những hạt đậu phộng và ít hành phi dậy mùi kích thích khứu giác.

goi rong bien

Gỏi tỏi

Đảo Lý Sơn được mệnh danh là vương quốc tỏi, cây tỏi ngoài lấy củ còn được chế biến thành món gỏi hấp dẫn. Gỏi tỏi Lý Sơn được làm từ thân tỏi đực, tỏi nhổ lên chỉ lấy phần thân, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch hấp cách thủy cho chín rồi trộn với các loại gia vị, rắc thêm ít đậu phộng là có món gỏi có hương cay nồng của tỏi ngon tuyệt.

goi toi ly son

Ốc tượng

Ốc tượng là món hải sản nổi tiếng nhất ở đây, được nhiều du khách ưa chuộng. Ốc tượng không phải dễ tìm, nói là ốc biển nhưng không phải biển nào cũng có. Đảo Lý Sơn có lẽ được xem là quê hương của loài ốc tượng. Loại ốc tượng to và ngon nhất phải chọn loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Người dân đảo Lý Sơn có thể chế biến laoì ốc này thành các món ăn đơn giản mà cực ngon.

Ốc Tượng

Ốc cừ

Gọi là ốc cừ vì ốc có miếng vảy che trước miệng tròn tròn giống chiếc cúc áo cứng như xà cừ, thịt ốc giòn và rất ngọt. Ốc cừ ở vùng biển Lý Sơn ngon hơn ốc ở các vùng biển khác. Ốc cừ được bắt từ biển, nơi nào có sóng lớn thì ốc càng ngon. Khi thủy triều rút xuống thấp, dạo mé bãi biển đã có thể bắt được ốc cừ, nhưng chỉ là ốc nhỏ. Muốn có ốc to phải ra biển thật sâu. Ốc cừ thường được người dân đảo chế biến bằng những hình thức dân dã như: nướng, luộc hay xào sả ớt nhưng vẫn rất ngon và độc đáo, giữ được hương vị của loại đặc sản vùng biển đảo Lý Sơn.

Cua Huỳnh Đế

Đến Lý Sơn, bạn không thể bỏ qua những món hải sản tươi ngon một trong những đặc sản của Lý Sơn chính là cua huỳnh đế. Cua huỳnh đế được tôn xưng là vua của các loài cua. Bởi cua huỳnh đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu đỏ hồng như chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, càng to, cạnh sắc lém như dao. Trong lịch sử, loài cua huỳnh đế vốn là đặc sản tiến vua bởi thịt cua mềm, càng ăn càng ngon, thơm và bổ dưỡng.

cua huynh de

Cua dẹt

Cua dẹt cũng được coi là một đặc sản của Lý Sơn. Trước đây, du khách nào đến đảo Bé muốn ăn con cua dẹt không phải là chuyện dễ bởi không phải ngày nào cũng bắt được chúng. Chúng chỉ bò lên từ những hốc đá sâu sau những cơn mưa dông, nay có nhiều hộ dân đã nuôi được chúng, bạn đã có thể thoải mái thưởng thức chúng bất cứ lúc nào.

Những con cua trông khô cằn, hoang dã thế nhưng khi nướng lên mùi thơm ngào ngạt. Bóc lớp vỏ đen cháy, những múi thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm muối ớt ăn nghe dậy lên vị thơm ngọt đậm đà

Cháo nhum biển

Con nhum – còn gọi là cầu gai hay nhím biển – hình dáng xù xì, xấu xí y hệt chùm gai, thường sống bám từ những bụi lá huệ quanh đảo. Sau khi đánh bắt , người dân bổ đôi con nhum, gỡ thịt chấm muối chanh với bồ tạt, ăn sống ngay khi mới vớt lên khỏi mặt nước hoặc trộn thịt nhum với trứng chưng mặn để ăn cơm. Có người nướng hoặc um thịt nhum với bắp chuối chát và cây chuối non… Nhưng, ngon nhất vẫn là món cháo nhum, ăn nóng , hương vị của món ăn này rất đặt biệt, có chút ngọt, chút mặn, hòa lẫn vị béo.

chao-nhum

Cá tà ma

Cá tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy.

Thịt cá tà ma dai, chắc ngọt, mùi vị thơm lạ lùng, phần lườn là chỗ ngon nhất, nên ăn cá này ai cũng phải gắp ít lườn để thưởng thức vị béo rất riêng. Mùa đông người dân đảo thường nướng cá, mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua, lẩu, cháo.

Cá tà ma

Hàu son xào

Huyện đảo Lý Sơn chẳng những có nhiều hải sản quý, mà còn nhiều món ăn dân dã như món hàu son xào đu đủ với hương vị độc đáo, đã đem đến cho người thưởng thức hương vị khó quên.

Hàu son hay còn gọi là Vẹm thuộc loài nhuyễn thể, có ở khắp gành, sống trong lớp cát san hô có rong biển. Vẹm hình bầu dục, lớn hơn ngón tay cái một chút. Bắt vẹm đem về dùng dao nhỏ, mũi nhọn tách vẹm làm 2 nửa, nạy lấy ruột. Ruột vẹm lớn gần bằng đầu ngón tay út, có màu đỏ gạch rất tươi. Cái ngon của vẹm là phải lấy ruột vẹm sống. Còn nếu phải luộc cho 2 nửa vỏ tách ra để lấy ruột như thế, sẽ mất đi vị ngọt và chẳng còn ngon nữa.

Gỏi sứa

Món ăn không cầu kỳ, phức tạp là công thức của món gỏi sứa ngọt mát này giống như người dân xứ đảo luôn mộc mạc vậy. Sứa vừa vớt về đem ngâm trong nước chuối chát xắt mỏng để sứa đỡ ra nước, sau trộn với rau thơm, xoài, khế… pha chế chén nước chấm bằng mắm ngon. Ngoài ra, người dân nơi đây còn phi hành với dầu ăn dậy mùi thơm, vàng rộm trộn đều nhau, rồi rưới nước mắm và nêm nếm món gỏi cho thật vừa khẩu vị, và rắc thêm đậu phộng.

goi sua

VPT Tổng Hợp

Gọi
Maps
Chat