Thổ cẩm Sapa sắc màu dân tộc

Trên đỉnh núi bazan hay những địa điểm du lịch cộng đồng ở Lào Cai luôn luôn cuốn hút hu khách bởi những sắc màu rực rỡ của thổ cẩm. Nét văn hóa truyền thống lâu đời đang được bảo tổn, quảng bá bởi đồng bào dân tộc thiểu số người Mông, người Dao trải qua nhiều thế hệ.

Thổ cẩm Sapa
Du lịch Sapa là một trong những gói tour phổ biến nhất dành cho cả khách du lịch trong và ngoài nước. Nó gợi lại những kỷ niệm không thể quên trong tâm trí khách du lịch. không chỉ là vùng núi cao hùng vĩ với mênh mang những cánh rừng bạt ngàn hoa trắng mà nơi vùng đất này còn là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số với nền văn hóa độc đáo đặc biệt là truyền thống dệt thổ cẩm. Thật là tuyệt nếu du khách có thể một lần tham gia một phiên chợ vùng cao của Sapa, du khách sẽ bị hút hồn và đắm chìm trong thế giới đầy màu sắc sinh động được tạo nên bởi những trang phục và phụ kiện quyến rũ của người phụ nữ vùng cao.Đây cũng chính là một nét truyền thống tuyệt đẹp của đồng bào thiểu số ở Sapa.
Theo những người dân bản địa nơi đay, thổ cẩm đã trở thành một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của họ vừa để trang trí, tô điểm cho sắc đẹp, vừa là vật kỷ vật của tình yêu, trong ngày cưới của các đôi trai gái.

Thổ cẩm Sapa
Ngoài váy áo truyền thống, thổ cẩm của các đồng bào Mông, Dao… hiện còn có đủ kiểu dáng và phong phú như: Mũ, khăn, ví, túi xách, gối… với hoa văn tinh tế muôn hình, hoàn toàn do bàn tay khéo léo, tài hoa của chị em người Mông, Dao làm nên. Hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây, cỏ, hoa, lá, chim muông… thật tinh tế, luôn gây sự tò mò, hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn khách du lịch nước ngoài khi đến Lào Cai. Các sản phẩm hàng hóa làm ra được đồng bào “xuất khẩu tại chỗ” bằng cách bán trực tiếp cho khách, hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp cho các quầy thổ cẩm ở các chợ vùng cao trong tỉnh, các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại thị trấn Sa Pa, Bắc Hà… Đặc biệt, thổ cẩm đồng bào Mông, Dao (Sa Pa) còn được xuất khẩu sang thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Đan Mạch…

Thổ cẩm Sapa

Đến Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai… du khách có thể bắt gặp hình ảnh chị em phụ nữ, thậm chí những em nhỏ tranh thủ, thêu ở bất cứ đâu. Chị Tẩn Tả Mẩy, dân tộc Dao, thôn Xả Séng, xã Tả Phìn cho biết: Hằng năm, trừ những ngày ra đồng ruộng, chị em lại tranh thủ thêu quần, áo, váy hay mũ, túi thổ cẩm để bán cho khách du lịch. Đây là công việc giúp gia đình chị có thu nhập, thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Để giữ gìn nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Lào Cai đã và đang triển khai nhiều chương trình dự án bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc, nổi bật là nghề thêu, dệt thổ cẩm.

Thổ cẩm Sapa
Đến Lào Cai ngắm những thiếu nữ dân tộc Mông, Dao ngồi thêu thổ cẩm trên những tảng đá ven đường, đem lại cho khách du lịch cảm nhận thú vị về con người và sinh hoạt của đồng bào nơi đây.

TH từ Internet

Gọi
Maps
Chat