Kinh nghiệm du lịch Ninh Bình 3 ngày

Ninh Bình đang dần trở thành một điển du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc bởi khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình, nhiều công trình kiến trúc, tôn giáo xếp hạng quốc gia, quốc tế.

Những kinh nghiệm du lịch Ninh Bình 3 ngày mà chúng tôi chia sẻ dưới đây, hy vọng sẽ giúp ích cho chuyến đi khám phá cố đô Hoa Lư của bạn.

  1. Đến Ninh Bình vào thời gian nào tốt nhất?

Nếu muốn tìm hiểu văn hóa vùng đất cố đô thì bạn nên đến Ninh Bình vào những dịp lễ hội. Ninh Bình có 74 lễ hội truyền thống và 145 hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hoá vùng đất châu thổ sông Hồng. Các lễ hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn ra vào mùa xuân. Nếu muốn chứng kiến không khí giáng sinh tại nhà thờ đá Phát Diệm thì bạn hãy đến đây vào chính đêm noel 24/12.

kinh nghiem du lich ninh binh 3 ngay

  1. Phương tiện di chuyển đến Ninh Bình

– Đi bằng phương tiện cá nhân: Do Ninh Bình nằm trên quốc lộ 1A nên giao thông rất thuận tiện. Bạn chỉ việc mua một vé xe tuyến đến Ninh Bình hoặc đi bất cứ xe nào đi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh hay các xe đi miền Trung, miền Nam đều qua Ninh Bình. Từ Hà Nội có xe tại bến xe Giáp Bát và Bến xe Mỹ Đình. Giá vé khoảng từ 65.000-70.000đ

– Tàu hỏa: Bạn có thể đi từ Hà Nội với chuyến tàu SE7 (6h15) hoặc SE5 (9h00). Đi tàu thì an toàn và giá rẻ, nhưng bất tiện về thời gian, còn khi tới đó, bạn vẫn phải tìm phương tiện khác để đi tới các điểm du lịch.

kinh-nghiem-du-lich-ninh-binh-3-ngay-2

  1. Nhà nghỉ, khách sạn ở Ninh Bình

– Khách sạn Gia Phúc

Địa chỉ: Khu Tân An P.Tân Thành, Ninh Bình, Ninh Bình

ĐT cố định: (030) 3.511.351

– Khách sạn Hoa Lư Ninh Bình

Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Tx. Ninh Bình, Ninh Bình, Ninh Bình, Ninh Bình

ĐT cố định: (84-30) 871 2 . Fax: (84-30) 874 126 . ĐTDD: 0933353604

– Khách sạn Hoàng Gia

Địa chỉ: 6 Lê Đại Hành, P.Thanh Bình, Ninh Bình, Ninh Bình

ĐT cố định: (030) 3.873.412

– Khách sạn Hoàng Hải

Địa chỉ: 36 Trương Hán Siêu, P.Phúc Thành, Ninh Bình, Ninh Bình

ĐT cố định: (030) 3.896.060

– Nhà nghỉ Tân Kỳ

Địa chỉ: Đường 12 X. Đồng Phong, Nho Quan, Ninh Bình

ĐT cố định: (030) 3866 587

  1. Những món ăn nên thưởng thức khi đến Ninh Bình

Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với các điểm du lịch, các thắng cảnh đẹp mà còn nổi tiếng với những đặc sản đã đi vào lòng người. Hình ảnh những đặc sản đó đã đi vào tâm trí của những ai đã từng thưởng thức. Bất kỳ khách du lịch nào đến với Ninh Bình đều muốn thưởng thức những món này:

– Dê núi Ninh Bình

Ninh Bình có địa hình chủ yếu là đồi núi đá, chính vì vậy mà thuận lợi cho việc nuôi dê. Dê núi Ninh Bình thường được nuôi trên những triền núi đá và được thả rông. Con dê thường ăn những lá cây thuốc trên núi và phải leo trèo nên thịt dê rất thơm và săn chắc, bổ dưỡng. Chính vì vậy mà Ninh Bình là quê hương của đặc sản thịt dê núi.

Giá thịt dê khoảng: 300.000 – 400.000 đồng/kg, nếu ăn tại nhà hàng tại một đĩa dê giao động từ 80.000 – 150.000 đồng/đĩa tùy vào các món khác nhau. Với đặc sản thịt dê núi Ninh Bình người ta có thể chế biến ra các món như là: dê xào lăn, dê nướng, tiết canh dê, dê hấp, lẩu dê, chân dê hầm thuốc bắc, dê áp chảo…

– Cơm cháy Ninh Bình

Ngoài đặc sản thịt dê ra, Ninh Bình còn nổi tiếng với món cơm cháy. Sau khi nấu cơm bằng nồi gang, đầu bếp lấy cháy ở đáy nồi phơi ra nắng. Khi cháy đã khô, người ta cho vào chảo dầu chiên cho đến lúc hạt cơm cháy vàng ương và có mùi thơm ngậy là được. Cơm cháy ngon nhất là ăn với nước sốt dê. Với vị ngậy của cháy hòa quyện vào vị ngọt và thơm của nước sốt dê, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi hương vị cơm cháy Ninh Bình.

– Rượu Kim Sơn

Là huyện duy nhất của Ninh Bình tiếp giáp với biển, Kim Sơn không những được bồi đắp phù sa mà còn có một dòng nước trong lành. Kim Sơn là một trong những vựa gạo lớn nhất miền bắc sau Thái Bình và Nam Định. Hạt gạo ở đây ăn rất ngon, thơm, dẻo nên tạo ra những giọt rượu thật đậm đà. Cùng với sự khéo léo của người Kim Sơn, đặc sản rượu Kim Sơn ra đời và là hình ảnh đại diện cho đặc sản Ninh Bình. Rượu Kim Sơn thường được dùng khi ăn với thịt dê và cơm cháy. Hiện nay, hầu hết các cửa hàng ở Ninh Bình đều có rượu Kim Sơn. Tuy nhiên, để thưởng thức rượu Kim Sơn ngon nhất thì bạn nên vào huyện Kim Sơn để thưởng thức.

– Miến lươn

Cùng với cơm cháy, tái dê, miến lươn cũng là món đặc sản nổi tiếng ở Ninh Bình. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại 3 nhà hàng gần nhau ở ngã tư đường Trần Hưng Đạo, thành phố Ninh Bình, một ngả ra chợ Rồng, một ngả vào bệnh viện tỉnh. Hương thơm của món miến lươn lan toả ngọt ngào ra khắp một không gian rộng nơi đây như mời chào khiến du khách khó có thể bỏ qua mỗi khi có dịp tới Ninh Bình.

– Canh chua cá rô

Tổng Trường trước là tổng Trường Yên (nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư), đây là vùng đất có nhiều hang động, có loại cá rô to và béo. Cá rô được chế biến để nấu món canh chua, đây là món ăn đặc sản của vùng núi đá vôi ven đồng chiêm trũng. Món canh chua này khi chế biến không thể thiếu nước dưa chua để khử mùi tanh và tạo nên vị thanh thanh hấp dẫn. Món ăn này có vị ngọt ngọt, chua chua của nước dưa cải, ngọt mát của cà chua, đậu phụ, ngậy, bùi, giòn và thơm của cá rô…

– Nem Yên Mạc

Nem Yên Mạc được truyền lại từ đời nào không rõ, nhưng những người sành ăn ở đây đã biết đến từ lâu. Ngày nay, nem Yên Mạc đã vươn xa, có mặt ở nhiều khách sạn, nhà hàng cả trong và ngoài tỉnh. Nem Yên Mạc được tinh chế khá công phu, sợi nem nhỏ, đỏ hồng, rời, tươi ướp với gia vị và lá ổi tàu để được hàng tuần.

Nem Yên Mạc phải ăn kèm với chút lá ổi, lá sung, cùng rau thơm cuộn lại, chấm với nước mắm chanh, cho thêm một ít ớt, tỏi và hạt tiêu. Như vậy người ăn mới cảm nhận đủ vị ngọt, cay trong hương vị đặc biệt của món ăn này.

– Gỏi cá nhệch

Trong tỉnh Ninh Bình có nhiều nơi giới thiệu món ăn này, nhưng gỏi cá nhệch ở Kim Sơn được coi là ngon nhất. Để chế biến ra món ăn đặc sắc gỏi cá nhệch này cần một chuỗi nhiều khâu hết sức kì công.

Món ăn này mang hương thơm bùi bùi của gạo nếp rang, vị chua thanh thanh của dấm xen vào cái vị cay ấm của gừng với tỏi, ớt, tiêu, sả. Gỏi cá nhệch thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi không quên.

– Ốc núi

Ốc núi có nhiều ở các dãy núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan. Chúng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Thức ăn chính của ốc này là những loại cây cỏ mọc hoang trên núi, trong đó có cả những cây thuốc quý. Vì vậy, khi sơ chế, người ta chỉ rửa qua vì cho rằng trong người con ốc mang nhiều vị thuốc. Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món: hấp gừng, xào sả ớt, trộn gỏi…

  1. Điểm tham quan tại Ninh Bình

kinh-nghiem-du-lich-ninh-binh-3-ngay-3

– Tràng An: Cách thành phố Ninh Bình 7km, khu du lịch sinh thái Tràng An là điểm du lịch sinh thái khám phá hang động kỳ thú, tìm hiểu lịch sử văn hóa của Ninh Bình. Tràng An có diện tích 1961 ha bao gồm 31 thung, 50 hang động xuyên thủy chạy dài trên 10km theo hướng Bắc – Nam cùng với nhiều di tích lịch sử gắn liền với cố đô Hoa Lư.

– Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động cách thành phố Ninh Bình 7km về phía Nam, là một danh thắng nổi tiếng của Ninh Bình, nơi được ví như “vịnh Hạ Long trên cạn”. Nơi có nhiều tuyến điểm du lịch độc đáo, mới lạ như: Tuyến tham quan Tam Cốc – Thái Vi – hang Múa, tuyến tham quan mới Thạch Bích – Thung Nắng, tuyến tham quan chùa.

Bích Động – động Tiên – hang Chùa – hang Ghé – Thung Chim và khu du lịch sinh thái Đồi Nham. Tuỳ thuộc vào quỹ thời gian của mình, bạn có thể đi một hay nhiều tuyến hoặc khám phá theo loại hình du lịch học tập nghiên cứu, khám phá hang động, thăm làng nghề.

– Bái Đính: Cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km về phía tây Bắc, chùa Bái Đính là khu chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam với nhiều kỷ lục đã được xác nhận như: Đại hồng chuông lớn nhất Việt Nam, pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam, ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam, ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam, ngôi chùa có nhiều tượng La Hán bằng đá nhất Việt Nam.

– Nhà thờ đá Phát Diệm: Xây dựng theo phong cách kiến trúc hỗn hợp giữa Đông và Tây, nhà thờ gốc nhỏ được xây hoàn toàn bằng đá. Đường tới Phát Diệm có khá nhiều nhà thờ đẹp dọc 2 bên đường đi. Nếu bạn theo đạo và thích tham quan kiến trúc nhà thờ, bạn cũng có thể đi xe máy từ đây sang nhà thờ Bùi Chu bên Nam Định. Ô tô thì phải đi vòng khá xa, còn xe máy có thể chủ động đi được.

– Hoa Lư: Là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện còn nhiều di tích cung điện, đền, chùa, lăng mộ (đền Đinh – Lê)… Khu di tích Hoa Lư còn có một số ngôi chùa đẹp như: chùa Ngân Xuyên (gần chân núi Mã Yên), chùa Nhất Trụ (cách đền vua Lê khoảng 200 mét) thu hút được nhiều du khách đến dâng hương, vãn cảnh.

– Khu vườn quốc gia Cúc Phương: Khu rừng rộng lớn được bảo tồn khá tốt. Một trong những khu vườn quốc gia lưu giữ nhiều loài động vật quý hiếm như Vọc và các loài linh trưởng khác. Thông thường khi tham quan Cúc Phương, bạn sẽ phải ngủ lại ở đây một đêm. Sáng dậy sớm ăn sáng và sau đó đi bộ xuyên rừng.

– Kênh Gà: Cách thành phố Ninh Bình 21km về phía bắc, khu du lịch suối khoáng nóng Kênh Gà nằm biệt lập trên một đảo nhỏ, bên sông Hoàng Long huyền thoại. Kênh Gà không chỉ có nguồn nước khoáng nóng mặn chứa nhiều muối natriclorua, canxi, magiêclorua, bicacbonat, nhiệt độ ổn định 53 độ C mà còn có phong cảnh sơn kì thủy tú.

– Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long: Với diện tích gần 3000ha, cách thành phố Ninh Bình 17km về phía Tây Bắc, khu du lịch sinh thái Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ, là nơi cư trú của loài Voọc Quần Đùi Trắng với số lượng cá thể lớn nhất Việt Nam…

  1. Lịch trình gợi ý du lịch Ninh Bình 3 ngày

Ngày 1: Rừng quốc gia Cúc Phương

– 5h: Xuất phát từ Hà Nội đi Cúc Phương. Giá vé ô tô: 60.000 – 80.000đồng/người.

– 7h: Bắt đầu hành trình khám phá rừng già, hang động và cây cổ thụ:

+ Động Người Xưa là nơi cư trú và an táng của người tiền sử cách đây 7.000 đến 12.500 năm lịch sử – một di sản quý của Cúc Phương.

+ Cây đăng cổ thụ dáng đẹp, cao tới 45m, đường kính 5m, cỡ 8 người ôm. Cách động Người Xưa chừng 2 km.

+ Cây chò xanh ngàn năm, gốc to gần 20 người ôm không hết.

+ Hành trình khám phá rừng già còn nhiều điểm tham quan khác cho bạn lựa chọn: Vườn thực vật Cúc Phương, trung tâm du khách Cúc Phương, trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương, bản người Mường, đỉnh Mây Bạc, hồ Yên Quang – động Phò Mã…

– 13h: Tham quan bảo tàng động vật quý hiếm

Không chỉ là lơi bảo tồn và nghiên cứu khoa học, trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương còn là nơi những người yêu thích thiên nhiên có thể quan sát các hoạt động, vẻ độc đáo của từng loài linh trưởng và thu thập các kiến thức bổ ích. Trung tâm hiện nuôi dưỡng gần 160 cá thể thuộc 15 loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam như voọc đầu trắng Cát Bà, voọc mông trắng, voọc chà vá, voọc ngũ sắc, vượn…

– 18h30: Ăn tối tại nhà hàng trong rừng quốc gia Cúc Phương.

– 19h: Tham gia nhiều hoạt đông về đêm trong rừng.

Đến vườn quốc gia Cúc Phương, bạn có thể chọn nghỉ tại một trong ba khu vực lưu trú: Khu cổng Vườn nhộn nhịp để xem động vật hoang dã ban đêm và dịch vụ chèo thuyền kayak, khu hồ Mạc trong lành, yên tĩnh để tản bộ và khu trung tâm đầy hoang dã.

Lưu ý: Mùa mưa, Cúc Phương có rất nhiều vắt, bạn nên dùng thuốc DEP bôi vào các khu vực nhạy cảm như đầu, gáy, cổ áo, cổ tay, ống chân, xung quanh thắt lưng… Mùi khét của DEP làm cho muỗi vắt rừng đều sợ.

Ngày 2: Cố đô Hoa Lư – Bái Đính – Tràng

– 6h30: Từ Cúc Phương đến Hoa Lư khoảng hơn 20 km.

Cố đô Hoa Lư gắn với sự nghiệp ba triều đại Đinh – Lê – Lý, được coi là vùng đất “địa linh” với nhiều danh nhân đất Việt. Theo ghi chép, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lập nên nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở nước ta lấy Hoa Lư làm kinh đô, hiện còn nhiều di tích cung điện, đền, chùa, lăng mộ…

– 8h: Cố đô Hoa Lư

Bạn sẽ được chiêm bái 2 đền thờ vua Đinh và vua Lê (cách nhau chừng 500 m) tọa lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu về lịch sử của các triều đại vua Đinh, Lê. Khu di tích Hoa Lư còn có một số ngôi chùa đẹp như chùa Ngân Xuyên (gần chân núi Mã Yên), chùa Nhất Trụ (cách đền vua Lê khoảng 200 m).

– 9h30: Ngồi xe điện thưởng ngoạn cảnh chùa Bái Đính

Đây là một quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều La Hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất…

– 11h30: Thưởng thức cơm cháy Ninh Bình

– 14h30: Ngồi thuyền ngoạn cảnh Tràng An (mất khoảng 25 phút để di chuyển bằng xe ôtô từ cố đô Hoa Lư đến khu du lịch Tràng An).

– 18h: Nghỉ ngơi, ăn tối.

Ngày 3: Suối khoáng nóng Kênh Gà – Nhà thờ đá Phát Diệm – Hà Nội

– 7h: Từ Tràng An đi đến bến thuyền Kênh Gà. Tại đây bạn mua vé thuyền đi trên sông Hoàng Long, khoảng 15 phút thì đến làng nổi Kênh Gà. Bạn sẽ có nguyên một buổi sáng để tận hưởng và thư giãn cùng dòng khoáng nóng tự nhiên.

– 11h: Nghỉ ngơi, ăn trưa

– 13h: Tham quan nhà thờ đá Phát Diệm.

Cách thành phố Ninh Bình 28 km về phía Đông Nam, nhà thờ đá Phát Diệm là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp tinh hoa văn hoá phương Ðông và phương Tây. Được xây dựng cách đây hơn một thế kỷ, toàn bộ công trình xây nên từ những khối đá lớn, phía trong được chạm nhiều bức phù điêu độc đáo và sống động đến lạ thường.

Bạn có thể sắp xếp thay đổi lịch trình đi nhà thờ đá vào sáng chủ nhật để được dự thánh lễ vào 9h30 hàng tuần. Thời gian tham quan, chụp ảnh lưu niệm khoảng 3 tiếng. Ăn uống và nghỉ ngơi ngay gần nhà thờ đá với bánh trôi, gỏi cá nhệch Kim Sơn…

Khi trở ra thành phố Ninh Bình khởi hành về Hà Nội, bạn có thể dạo quanh một vòng thành phố, mua sắm và thưởng thức những món ngon vỉa hè về đêm ở đây.

– 19h: Trở về Hà Nội.

TH từ Internet

Gọi
Maps
Chat