vẻ đẹp kinh thành huế

Thành phố Huế là đẹp không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên thơ mông, mà con người Huế còn gây ấn tượng với du khách bởi sự giản dị, thân thiện và hiếu khách. Bên cạnh đó, nét xưa cũ, trầm mặc và uy nghiêm của những công trình kiến trúc Huế cũng làm nên nét cuốn hút và hấp dẫn của du lịch Huế

Cố đô Huế

Hệ thống cung điện hoàng gia lộng lẫy làm tôn lên vẻ đẹp của thành phố bên bờ sông Hương. Cung điện, chùa chiền, lăng mộ và đền thờ, lịch sử, văn hóa và ẩm thực – tất cả tạo ra những sự độc đáo mà du khách sẽ không thể quên trong chuyến du lịch Huế. Từ vùng ngoại ô đến kinh thành Huế, nơi đâu bạn cũng cảm nhận được vẻ thanh bình, yên ả, nén trầm buồn mênh mang, sự vang bóng của một thời thịnh vượng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Cầu Thanh Toàn, một cây cầu cổ kính với lối kiến trúc đặc biệt, nằm ở làng Chánh Thanh Thủy, khoảng 8km từ thành phố Huế về phía đông. Trải qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, cây cầu vẫn phong cách kiến trúc đặc sắc riêng của mình. Gần cây cầu, không gian rộng là nơi diễn ra nhiều hoạt động của người dân nơi đây. Cây cầu này cũng là một “ngôi nhà chung”, nơi sinh hoạt cộng đồng đã được diễn ra trong một thời gian dài. Ngoài Festival dân gian được tổ chức hai năm một lần vào ngày thứ ba của tháng giêng âm lịch, lễ hội Bài Chòi cũng được tổ chức tại đây. Đây là một trò chơi dân gian lâu dài mang văn hóa và bản sắc Việt.

Cửa Ngọ Môn

Không chỉ có được kiến trúc độc đáo, Ngọ Môn còn là nơi khiến du khách gợi nhớ về một bề dày lịch sử phong kiến qua sự giới thiệu ngọt ngào của cô hướng dẫn viên. Tòa lầu này có địa thế rất đặc biệt. Đứng trên lầu Ngũ Phụng là một nơi rất thuận lợi để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh xung quanh kinh thành Huế. Hướng mắt ra phía trước, giữa một khoảng không rộng lớn là lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên ngọn Kỳ Đài. Đây là một công trình kiến trúc tương đối lớn, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên được tung bay tại đây, báo hiệu sự chấm dứt chế độ quân chủ. Kỳ Đài không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng của cố đô Huế. Khoảng giữa Kỳ Đài và Ngọ Môn là Quảng trường Ngọ Môn. Nhìn vào phía trong là Điện Thái Hòa được dẫn vào bằng chiếc cầu Trung Đạo bắc ngang hồ Thái Dịch, tiến đến sân Đại Triều.

Cổng Ngọ Môn
Điện Thái Hòa

Nằm sau Ngọ Môn – cổng chính vào Hoàng thành – trên trục thần đạo, điện Thái Hòa là điểm nhấn nổi bật, chế ngự một không gian rộng lớn trong Hoàng thành. Vị trí trung tâm Hoàng thành của điện Thái Hòa đã được các nhà quy hoạch và thiết kế thời Nguyễn tính toán và định vị ngay từ khi xây dựng kinh thành Phú Xuân từ đầu thế kỷ 19. Đó là một trong những công trình kiến trúc lâu nhất ở Kinh thành Huế, là công trình quan trọng nhất xét trên nhiều phương diện: vị trí, chức năng, giá trị kiến trúc – nghệ thuật, giá trị văn hóa lịch sử…

Điện Thái Hòa

 

TH từ Internet

Gọi
Maps
Chat